Hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người

Thứ sáu - 30/07/2021 10:10

Hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người

Nhân Ngày Thế giới phòng chống mua bán người (30/7), hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người với thông điệp “Đừng đánh cược tương lai của bạn – di cư trái phép có thể khiến bạn trở thành nạn nhân mua bán người”.

Tệ nạn buôn bán người ở nước ta hiện nay, vẫn còn là một trong những tệ nạn vô cùng phúc tạp, là một tổ chức hoạt động tội phạm xâm hại quyền và thể chất con người hiện nay, và làm ảnh hưởng đến tư duy đời sống và dân cư.

Và những người bị tổn thương nhất là phụ nữ trẻ em, Các tệ nạn đây làm ảnh hưởng làm đến thể chất sức khỏe, phẩm hạnh đến cơ hội  triển vọng của con người.

Trong thời gian qua, mặc dù các địa phương đều nỗ lực hết mình trong việc tuyên truyền sâu rộng những thủ đoạn của bọn buôn bán người, song hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, do tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ.
 Lợi dụng đường biên giới mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua biên giới thuận lợi, một số nước miễn thị thực visa, tội phạm trong nước cấu kết với người nước ngoài hình thành những đường dây đưa người ra nước ngoài, chủ yếu sang Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga... dưới dạng du lịch, thăm thân, hợp đồng lao động.
 
Khi ra đến nước ngoài, họ bị chúng cưỡng bức lao động hoặc bán vào các động mại dâm, muốn về nước phải bỏ ra một lượng tiền lớn để chuộc. Điển hình như ngày 06/01/2015, cảnh sát Malaysia đột kích 3 cơ sở giải trí ở Kuala lumpur, giải cứu 284 phụ nữ các nước, trong đó có 189 phụ nữ Việt Nam bị ép hoạt động mại dâm.
 
Ngoài ra, tình trạng mua bán người dưới dạng môi giới hôn nhân trái phép, tổ chức xem mặt, chọn vợ, kết hôn giả đề lừa bán sang Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc xảy ra nhiều ở các tỉnh phía Nam, như tại Tây Ninh, tháng 6/2015, phá Chuyên án, bắt Xia Rong Len (quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu, khai nhận đã lừa 166 phụ nữ Việt Nam bán sang Trung Quốc làm vợ.
 
Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (trong đó có trẻ sơ sinh, học sinh, sinh viên) tại các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn diễn ra phức tạp, xảy ra 40 vụ, 75 đối tượng lừa bán 58 em (riêng Lào Cai phát hiện 17 vụ/36 đối tượng, lừa bán 22 em).
 
Trong nội địa, các đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn cho vay nặng lãi, làm quen, tổ chức “cứu net”, các trang mạng xã hội, điện thoại di động hay rủ đi mua sắm, dụ dỗ các em trai, gái mới lớn, thiếu sự quản lý của gia đình để bỏ học, bỏ nhà đi “bụi” rồi lừa bán cho các nhà hàng ép hoạt động mại dâm hoặc cưỡng bức lao động.
 
Năm 2015, các ngành tư pháp phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người (tỷ lệ điều tra đạt 86%, xét xử đạt 98%). Công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng đạt trên 65% (tăng 10%), các lực lượng chức năng đã xác minh, giải cứu, tiếp nhận và tự trở về 644 nạn nhân, trên 80% nạn nhân trở về được hỗ trợ ban đầu. 

Một số nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới
 
Theo các chuyên gia, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn diễn ra là do một số nguyên nhân chính sau:
 
Một là, do ham lợi ích vật chất ở cả kẻ buôn người và nạn nhân. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý để thu một số tiền quá lớn. Nạn nhân, bị hấp dẫn bởi những lời hứa hão, những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người vẽ ra để sa vào bẫy của bọn chúng.
 
Hai là, trình độ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến nạn buôn bán người... là những tồn tại phổ biến trong dân cư vùng sâu vùng xa, thậm chí cả với những đô thị, thành phố lớn nhưng gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm, giáo dục sát sao về vấn đề này. Trên thực tế, các nạn nhân vẫn bị dỗ ngon, dỗ ngọt bởi các chiêu bài tìm việc làm nhàn hạ nhưng lại có thu nhập cao. Họ dễ dàng theo đối tượng có khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lạ để mong một sự đổiđời.
 
Ba là, sự thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình:Không ít các gia đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con cái mà thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ mới biết. Những bậc phụ huynh này, có người vì quá ham kiếm tiền hoặc mải mê với những thú vui ích kỷ mà quên mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp như ngày nay, rất cần có sự che chở, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của bố mẹ. Nhưng cũng có những người vì cuộc sống quá cơ cực, bần hàn, họ phải lăn lộn để mưu sinh nên không còn thời gian và sức lực để chăm sóc con cái.
 
Bốn là, công tác tuyên truyền còn dàn trải, chưa đủ sức nặng, nhiều khi còn mang tính phong trào, thời vụ; công tác giáo dục, phổ biến pháp luật còn yếu. Công tác phòng ngừa, đấu tranh đạt kết quả thấp, chưa tương xứng với các giải pháp đề ra.
 
Để phòng, chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em một cách hiệu quả, trong thời gian tới cần tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa cho người dân địa phương, nhất là những phụ nữ và trẻ em dễ bị lôi kéo, lừa gạt, triển khai có hiệu quả Dự án “Xây dựng đường dây nóng phòng, chống mua bán người tại Việt Nam” pha 2; đồng thời nâng cao năng lực phòng, chống loại tội phạm này cho chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Phụ nữ, các ban ngành liên quan và các tình nguyện viên ở các địa phương. Tiếp tục phổ biến và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ lồng ghép phòng, chống mua bán người hiệu quả; các cuộc tư vấn cá nhân và các cuộc họp cộng đồng nên được tiến hành ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Phối hợp triển khai các dự án về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em do các tổ chức quốc tế tài trợ. Bên cạnh đó, cần sớm chỉnh sửa theo hướng tăng mức phạt nặng đối với tội danh buôn bán người để đủ mức răn đe đối với loại tội phạm nguy hiểm này; đồng thời tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán sớm hòa nhập cộng đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay168
  • Tháng hiện tại12,039
  • Tổng lượt truy cập335,126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây