Trước hết, việc tiêm vắc xin trong từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện vẫn chưa triển khai, mà vẫn đang lên kế hoạch, dự kiến sẽ tiêm trong thời gian tới khi có vắc xin và đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết.
Tuy nhiên, khi có vắc xin các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm theo hướng dẫn của ngành y tế. Trẻ nhỏ từ 5 đến 11 tuổi, nếu được tiêm vắc xin rồi, khi đi học trong tình huống nào đó nếu mắc COVID-19 thì triệu chứng sẽ không trở nặng. Tổng hợp 16 nghiên cứu cho thấy, với trẻ tiêm vắc xin rồi thì tỷ lệ triệu chứng nặng kiểm soát rất tốt, với các triệu chứng nhẹ thì không quá đáng ngại.
Hiện nay một số địa phương đã cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi quay trở lại trường học, như vậy nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi lứa tuổi này hiện vẫn chưa được tiêm vắc xin. Vậy câu hỏi: Nếu trẻ trong độ tuổi này mắc COVID-19 rồi thì có cần thiết phải tiêm vắc xin? Đây là câu hỏi rất xác đáng của các bậc phụ huynh.
Trẻ mắc COVID-19 đã khỏi bệnh không nhất thiết phải tiêm ngay vắc xin phòng COVID-19. Ảnh minh họa.
Về vấn đề này, nếu trẻ mới mắc COVID-19 thì không cần thiết cho trẻ tiêm vắc xin ngay lập tức sau khi khỏi bệnh. Bởi sau khi mắc COVID-19, cơ thể trẻ em đã có một dạng miễn dịch đặc hiệu để chống lại virus SARS-CoV-2.
Theo cơ chế, mỗi loại virus hay vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ chống đỡ lại bằng cách sản sinh ra kháng thể hoặc tế bào nhớ. Nếu virus, vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể ở lần sau,“tế bào nhớ” sẽ xuất hiện lại, sản xuất ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus này.
Do vậy, nếu đã mắc COVID-19, sau khỏi bệnh khoảng 3-6 tháng, việc tiêm vắc xin cho trẻ là phù hợp nhất để tạo miễn dịch tốt hơn. Việc tiêm này phải có chỉ dẫn của đơn vị, cán bộ y tế tư vấn cụ thể.
Một trường hợp khác cũng có thể xảy ra, đó là khi trẻ đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, sau đó mắc COVID-19 thì có cần tiêm mũi bổ sung, nhắc lại hay không? Với trường hợp này chưa cần thiết cho trẻ tiêm các mũi tiếp theo sau khỏi COVID-19.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn