Điểm danh những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà bạn cần biết

Thứ năm - 04/08/2022 13:01

ky nang song la gi tai sao can day ky nang song cho tre(1)

ky nang song la gi tai sao can day ky nang song cho tre(1)
Kỹ năng sống cho trẻ là những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức được học trong sách vở mà bé cần phải thực hành. Chính vì vậy chúng ta phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Kỹ năng sống cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà các phụ huynh cần giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ để các con có thể ứng phó với các tình huống một cách linh hoạt, đúng chuẩn mực.

Dưới đây là 10 kỹ năng sống cho trẻ mầm non:

1. Rèn luyện thói quen không ngừng học hỏi và đọc sách

Chịu khó học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh từ môi trường, từ sách vở sẽ giúp trí tuệ của trẻ phát triển vượt trội.

Ngoài những cuốn sách giáo khoa, hãy cho trẻ đọc những cuốn sách về các mới mẻ hơn, thú vị hơn về các tình huống trong đời sống, có thể là truyện cổ tích. Trẻ sẽ dần nhận thức đâu là hành vi tích cực nên làm, đâu là hành vi tiêu cực không nên làm.

10 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà bố mẹ nên biết 01

Đặc biệt, bố mẹ cần phải làm tấm gương sáng cho con mình noi theo.
2Dạy trẻ chơi với bạn bè

Cho con mình chơi đùa cùng các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích con làm việc theo nhóm để con có thể tự mình quan sát, cảm nhận được những cảm xúc của người khác, từ đó con sẽ dễ dàng chấp nhận khi bị bất đồng quan điểm.

3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết bất động quan điểm

Không thể tránh khỏi việc thảo luận mà bất đồng quan điểm với bạn bè, với mọi người xung quanh. Trẻ cần được tập luyện đối mặt với chúng, và cách xử lý hài hòa các tình huống đó.

Trẻ cần học cách đối diện với những rắc rối, và xử lý khôn  khéo các tình huống đó.
4Đối mặt với trở ngại, khó khăn và vượt qua chúng

Giúp trẻ nhận thức ra cần làm gì khi gặp khó khăn, cần làm gì để có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con còn bé bỏng, cần bảo vệ chúng, không để cho con làm những việc nặng nhọc hoặc giúp con trước những tình huống xấu, như vậy trẻ sẽ nghĩ rằng, dù xảy ra chuyện gì, bố mẹ sẽ lo cho mình, vô tình chúng không rèn được kỹ năng sống tự mình vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dễ bị phụ thuộc vào người khác.

5 .Rèn kỹ năng sống – Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ khi chúng mắc lỗi

Trẻ cần được hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm, không ai là hoàn hảo cả. Do đó, chúng cần được học cách nhận lỗi và biết bao dung tha thứ cho người khác.

6.Dạy trẻ cách thể hiện lòng tốt, sự giúp đỡ bạn bè, người thân hay những người kém may mắn hơn chúng

Tốt bụng chính là một đức tính quý giá trong cuộc sóng, trẻ cần thể hiện sự chân thành, biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Bạn cần biết lòng tốt sẽ giúp củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người.

7.Rèn cho trẻ luôn suy nghĩ tích cực và biết tập trung nhiều hơn vào những mặt tốt đẹp của cuộc sống

Đây là một kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng, trẻ cần hiểu rằng cuộc sống không mãi là màu hồng, cũng không phải là màu đen ảm đạm, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, cần biết cách nhìn nhận vấn đề rõ ràng nhất.

8.Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường xung quanh

Trẻ cần được giáo dục nhận thức rằng trái đất là môi trường để chúng tồn tại, do đó, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống một cách cẩn thận, những hành động bảo vệ như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định…

9. Kỹ năng tự phục vụ – tự chăm sóc bản thân

Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân mình như: tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, lau dọn những chỗ mình làm bẩn…


10. Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, biết yêu thương chân thành

Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người. Bố mẹ hãy dạy trẻ biết yêu thương bản thân và những người khác, cách trao và nhận yêu thương.

Tác giả: Thu Đỗ Thị Kim

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập36
  • Hôm nay441
  • Tháng hiện tại11,556
  • Tổng lượt truy cập410,775
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây