Cần dạy trẻ những kỹ năng gì

Thứ hai - 22/07/2019 15:52
Cảnh quan sư phạm lý tưởng của một trường mầm non công lập tại Hà Nội (Ảnh: gdtd.vn)
Cảnh quan sư phạm lý tưởng của một trường mầm non công lập tại Hà Nội (Ảnh: gdtd.vn)
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình thành những nhân cách cho trẻ. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, rèn những kỹ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi. Để đạt được mục tiêu giáo dục này đòi hỏi những người làm giáo dục phải chú trọng đến việc giáo dục trẻ tính tự lập hay nói cách khác là dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ.

Trong những  năm trở lại đây đối với giáo dục mầm non nói riêng ngày càng nhiều cơ sở giáo dục và các phụ huynh nhận ra rằng: Trẻ em đang quá thiếu những kỹ năng sống (KNS) cơ bản. Nguyên nhân của thực trạng này là do đâu? Đó là sự thiếu thốn chương trình khoa học, bài bản trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

day ki nang song gi cho tre mam non

     Trong phạm vi bài viết tác giả với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Xây dựng và Giảng dạy chương trình KNS cho trẻ Mầm non xin được đưa ra một số gợi ý để các Giáo viên và Phụ huynh cùng trao đổi và có những áp dụng hợp lý nhất trong quá trình giảng dạy cho trẻ nhỏ.  Cùng với sự quan tâm ngày càng lớn từ phía phụ huynh dành cho việc giáo dục kỹ năng cho trẻ thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hề đưa ra một bộ quy chuẩn nào về việc thiết kế chương trình, cách thức triển khai cùng các quy tắc về xây dựng nội dung trong lĩnh vực giáo dục KNS cho trẻ em. Việc triển khai một hoạt động giáo dục KNS sẽ là rất khó khăn nếu không có một chương trình trong đó đề cập đầy đủ và khoa học những kỹ năng nào cần dạy cho học sinh theo từng lứa tuổi? Cách thức giảng dạy KNS như thế nào là hiệu quả?

     Kỹ năng sống là gì?

           Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
         Giáo dục KNS một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…
          Đối với trẻ Mầm non, hiểu đơn giản KNS chính là những thao tác hành động, nhận thức – tình cảm các con sử dụng hành ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống.

day ki nang song gi cho tre mam non

     Kỹ năng sống sẽ giúp trẻ đáp ứng nhu cầu bản thân và xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống. (Ảnh: Báo mới)

      Cơ sở khoa học để xây dựng chương trình KNS cho trẻ

         Việc xây dựng được một chương trình giảng dạy KNS cho các học sinh Mầm non không đơn giản là cóp nhặt từ những hành động ngoài thực tế của một số trẻ hoặc áp chương trình giáo dục KNS của người lớn một cách giảm tải xuống trẻ em.
        Các bài học KNS phải được xây dựng dựa trên các Lý thuyết về Tâm lý học; Giáo dục học, thậm chí là Y học liên kết trực tiếp và mạnh mẽ với sự phát triển của trẻ trong từng độ tuổi về mặt Thể chất – Tinh thần.
         Tiếp theo đó, các chương trình giáo dục KNS còn phải tính tới yếu tố phù hợp với môi trường sống, văn hoá cộng đồng dân cư, điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục…Không thể mang một chương trình giáo dục KNS cho trẻ em thành phố để lên áp dụng với trẻ em ở vùng núi.
          Chương trình KNS cũng phải có tính liên kết với chương trình giáo dục trên lớp của trẻ, điều đó tạo cho trẻ một trật tự logic trong tư duy và hành động, đồng thời cũng tranh thủ được sự cộng tác của giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn.
 Một số trụ cột khoa học mà người làm chương trình KNS có thể dựa vào và tham khảo như:
          - Học thuyết tâm lý học phát triển: Trong đó đề cập tới các mốc phát triển theo độ tuổi của trẻ cùng với các đặc điểm về vận động – tư duy – giao tiếp.
          - Thuyết nhu cầu của nhà Tâm lý học Abraham Maslow: Nổi tiếng với Tháp nhu cầu, Maslow đưa ra quan điểm về các nhu cầu cần được đáp ứng đối với con người để có một cuộc sống hạnh phúc.

day ki nang song gi cho tre mam non

        Bốn trụ cột trong học tập gồm: Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; Học để cùng chung sống. Bốn trụ cột và 6 mối quan hệ trong giáo dục theo UNESCO
        Sáu mối quan hệ trong giáo dục: Giáo dục và Văn hóa; Giáo dục và Quyền công dân; Giáo dục và Gắn kết xã hội; Giáo dục, Lao động và Việc làm; Giáo dục và Phát triển; Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học
        
       Phân loại Kỹ Năng Sống theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO

     Theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố:

     - Tự nhận thức

     - Tư duy sáng tạo

     - Giải quyết vấn đề

     - Kỹ năng giao tiếp ứng xử

     - Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

     - Thông minh cảm xúc

     - Đồng cảm

     - Tư duy bình luận, phê phán

     - Kỹ năng ra quyết định

     - Kỹ năng đàm phán, thương thuyết

     Các giá trị sống theo phân loại từ UNESCO

     Theo như UNESCO, có 12 giá trị sống căn bản cần được đưa vào giáo dục nhà trường để xây dựng nên hình ảnh một đứa trẻ cân bằng và hạnh phúc, bao gồm:

     1. Hòa bình

     2. Tôn trọng

     3. Yêu thương

     4. Hạnh phúc

     5. Trung thực

     6. Khiêm tốn

     7. Trách nhiệm

     8. Giản dị

     9. Khoan dung

     10. Hợp tác

     11. Tự do

     12. Đoàn kết

day ki nang song gi cho tre mam non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập28
  • Hôm nay781
  • Tháng hiện tại11,896
  • Tổng lượt truy cập411,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây