Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Còn tại Việt Nam, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Dựa trên các căn cứ trên, có thể hiểu bạo hành hay bạo lực trẻ em là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Trong đó:
- Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Đánh, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.
- Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; Gây áp lực thường xuyên về tâm lý…
Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ, các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ bê, lạm dụng, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.
Theo đó, người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như sau:
2.1. Bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng
Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu: Đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.
Ngoài ra, Nghị định 144 còn quy định nhiều mức phạt khác khi thực hiện các hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em như:
Tác giả: Thu Đỗ Thị Kim
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn